Vì sao khi có thai bị đau bụng dưới bên trái? Mẹo để giảm đau?

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai không phải là một triệu chứng bất thường và hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể là những cơn đau từ âm ỉ, nhức nhối đến dữ dội một cách đáng sợ, và ảnh hưởng đến sinh hoạt của sản phụ. Sẽ rất khó để xác định xem cơn đau của bạn đang ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng vì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ đề “Vì sao khi có thai bị đau bụng dưới bên trái”, đồng thời tìm hiểu về cách khắc phục hiệu quả và an toàn nhé.

Nguyên nhân phổ biến của đau bụng dưới bên trái khi mang thai là gì?

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai bao gồm:

Đau dây chằng tròn

Các dây chằng trong khung xương chậu khiến tử cung của mẹ bầu căng ra khi bụng to lên. Khi mang thai sẽ gây thêm áp lực cho các dây chằng này, từ đó chúng có thể trở nên căng và giãn quá mức, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này có thể dẫn đến đau nhói và khó chịu nếu chị em di chuyển quá nhanh và dây chằng thắt chặt quá nhanh, kéo theo các sợi thần kinh.

Thai nhi gây áp lực lên dây chăng tròn - hình thành các cơn đau
Thai nhi gây áp lực lên dây chăng tròn – hình thành các cơn đau

Đau dây chằng tròn thường là những cơn đau ngắn ngày và không liên tục. Cơn đau này giống như một cơn co thắt đột ngột dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng hông và thường xảy ra nhất ở bên phải. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai lại bị đau bụng ở cả hai bên trái và phải.

Nếu bạn đang bị đau dây chằng tròn, hãy cử động chậm lại (đặc biệt là đứng lên hoặc ngồi xuống), duỗi người và tập yoga đều có thể có ích. Nếu bạn cảm thấy chuẩn bị muốn hắt hơi thì nên thử gồng cơ xương chậu vì điều này có thể giúp giảm đau tại thời điểm ấy.

Đau bụng dưới bên trái do đầy hơi

Đầy hơi có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là nồng độ progesterone tăng cao khiến cho cơ ruột giãn ra. Ngoài ra, hiện tượng đầy hơi cũng có thể xuất hiện do tử cung mở rộng đang gây thêm áp lực lên các cơ quan khác, và làm chậm quá trình tiêu hóa, thường xuất hiện vào cuối thai kỳ.

Nếu bạn đang bị đau do đầy hơi, bạn có thể thực hiện chế độ ăn theo từng bữa ăn nhỏ. Bạn cũng có thể thử tập thể dục để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời xác định các loại thực phẩm gây ra đầu hơi và hạn chế ăn chúng. Thực phẩm chiên và nhiều dầu mỡ là thủ phạm phổ biến gây ra tình trạng này.

Táo bón

Khoảng 75% phụ nữ mang thai sẽ bị táo bón vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Chế độ ăn uống không đủ chất xơ hoặc chất lỏng, sử dụng chất bổ sung sắt và hormone chính là một số tác nhân có thể góp phần gây ra vấn đề khó chịu này.

Nếu đang bị táo bón, bạn có thể thử uống nhiều nước hơn, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn, tăng lượng chất xơ trong những bữa ăn đó và tập thể dục. Nếu bạn thường xuyên bị táo bón khi mang thai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân.

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động, thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Mặc dù cơn gò này sẽ giúp làm giãn cổ tử cung, nhưng sẽ không khiến em bé thực sự được sinh ra. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khi hoạt động, khi cơ thể thiếu nước hoặc khi ấn nhẹ vào bụng.

Nếu bạn đang trải qua các cơn co thắt Braxton-Hicks, bạn có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế. Bạn cũng có thể yên tâm bởi vì những cơn gò sinh lý này thường không tồn tại quá lâu.

Do sự phát triển của thai nhi

Khi em bé của bạn lớn hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể thấy rằng mình cảm thấy đau nhiều hơn ở bụng dưới và vùng bàng quang. Bạn có thể cảm thấy da căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng cơ thể tăng thêm.

Đai hỗ trợ dành cho bà bầu hoặc đai quấn bụng có thể giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu này. Một chiếc quần legging hỗ trợ tốt cho bà bầu cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian dài. Gối bà bầu có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bạn nghỉ ngơi.

Tử cung nghiêng về bên phải

Tử cung nghiêng về bên phải sẽ làm cho các dây chằng bên phải giảm bớt áp lực và được thư giãn hơn. Điều này có nghĩa là các dây chằng bên trái có thể sẽ phải kéo căng ra và gây nên cơn đau bụng dưới bên trái.

Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn của đau bụng dưới bên trái khi mang thai là gì?

Mặc dù rất có thể bạn đang bị đau bụng dưới bên trái do một trong những nguyên nhân phổ biến được đề cập ở trên, nhưng có một số nguyên nhân nghiêm trọng gây đau bụng dưới mà bạn cần lưu ý. Bao gồm các nguyên nhân sau:

Bệnh tật hoặc nhiễm trùng

Một số bệnh có thể gây ra những cơn đau vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Các cơn đau này không liên quan đến việc bạn đang mang thai. Nó xuất hiện là do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, lối sống của bạn. Một số bệnh gây ra các cơn đau bụng dưới bên trái như: nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), sỏi thận, sỏi mật, viêm tụy, viêm ruột thừa, ung nhọt, dị ứng thực phẩm và nhạy cảm.

Sảy thai

Sảy thai có thể xảy ra trước 20 tuần của thai kỳ. Và thường đi kèm với các cơn đau bụng dưới bên trái hoặc đau cả 2 bên bụng. Ngoài các cơn đau bụng ra, khi sảy thai, sản phụ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như xuất huyết với đốm nặng, chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút, đau lưng từ nhẹ đến nặng,…

Có thai ngoài tử cung

Theo ước tính,cứ có 50 ca mang thai thì sẽ có 1 ca mang thai ngoài tử cung xảy ra. Đây là khi trứng đã thụ tinh bám vào một bộ phận bên ngoài tử cung của người phụ nữ. Tình trạng đau bụng dưới bên trái xuất hiện khi trứng được phát triển ở ống dẫn trứng bên trái.

Di truyền, nội tiết tố, tuổi tác và tiền sử sẹo do các thủ thuật xâm lấn hệ thống sinh sản có thể dẫn đến khả năng mang thai ngoài tử cung cao hơn. Bạn cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nếu như phát hiện một số dấu hiệu sau: có những cơn đau dữ dội ở bụng, vai, xương chậu hoặc cổ, xuất huyết với đốm nặng, chóng mặt hoặc ngất xỉu, áp lực trực tràng.

Sinh non

Các trường hợp sinh non thường xảy ra trước tuần thứ 27. Một số lý do dẫn đến chuyển dạ sinh non bao gồm: cổ tử cung yếu, vỡ màng sớm, tăng huyết áp, chảy máu khi mang thai. Khi chuyển dạ sớm sẽ kèm theo những cơn gò có thể ở một bên bụng hoặc cả 2 bên.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi huyết áp cao. Nó thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Tiền sản giật khiến nhiều sản phụ đau bụng dưới bên trái
Tiền sản giật khiến nhiều sản phụ đau bụng dưới bên trái

Sản phụ có nhiều khả năng bị tiền sản giật hơn nếu như có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, béo phì và đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trên 35 tuổi. Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu dai dẳng, sưng bất thường ở tay và mặt, tăng cân đột ngột, thay đổi trong tầm nhìn thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Nhau thai bong non

Theo nhiều nghiên cứu, cứ 100 phụ nữ thì có 1 người bị bong nhau thai trước khi sinh. Dấu hiệu chính cho thấy bạn đang gặp vấn đề này là chảy máu âm đạo, tuy nhiên, máu có thể bị tắc do nhau thai bị dịch chuyển, vì vậy không phải lúc nào bạn cũng có dấu hiệu cảnh báo này. 

Ngoài ra, còn có thể có những dấu hiệu khác bao gồm: khó chịu, đau bụng và đau lưng đột ngột, sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu, đầu óc lâng lâng, nôn mửa

Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng dưới.

Mẹo giảm đau bụng dưới bên trái khi mang thai hiệu quả 

Cách tốt nhất để giảm các cơn đau bụng là phải xác định nguyên nhân gây ra. Nếu các cơn gò ở mức độ nhẹ với tần suất thấp sau đó biến mất thì bạn không cần quá lo lắng. Còn ngược lại, nếu những cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc và đau dữ dội, thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Một số phương pháp dưới đây có thể hữu ích cho sản phụ để làm giảm các cơn đau:

– Sử dụng túi chườm ấm cho bụng khoảng 10 phút mỗi lần

– Tắm nước nóng để giảm đau

– Nghỉ ngơi thường xuyên hơn

– Kê gối dưới bụng khi nằm nghiêng bên phải đồng thời gác chân cao cho thoải mái

– Hạn chế mang vật nặng

– Thực hiện bài tập Kegel

– Sử dụng đai thai sản để hỗ trợ thêm

– Di chuyển chậm hơn nhưng thường xuyên hơn

– Giữ cơ thể đủ nước và có chế độ ăn uống cân bằng, nếu bị táo bón thì sản phụ nên bổ sung nhiều chất xơ hơn.

– Giữ cho tâm trạng luôn thư giãn và thoải mái

Tạm kết

Vừa rồi là những thông tin về chủ đề có thai bị đau bụng dưới bên trái, mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho các bà mẹ có thêm kiến thức hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, mẹ nên gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tốt nhất mẹ nên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.