Rắn Hổ Mang Cắn Bao Lâu Thì Chết? Cách Sơ Cứu Kịp Thời?

Rắn hổ mang được mệnh danh là loại rắn có chứa nọc độc gây nguy hiểm và thậm chí làm tử vong nhanh nhất trong các loại rắn. Khi bị rắn hổ mang cắn, một lượng nọc độc khoảng 7ml có thể làm 20 người trưởng thành chết và làm một con voi ở Châu Phi thiệt mạng trong vài giờ. Vậy rắn hổ mang cắn bao lâu thì chết? Cách sơ cứu nhanh khi bị rắn hổ mang cắn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Đặc điểm của rắn hổ mang

Rắn hổ mang thuộc họ rắn độc Elapidae, và Elapidae bao gồm các loài rắn khác như rắn san hô, rắn cạp nong,…Chúng thường sống ở những vùng nhiệt đới, nóng bức nhưng cũng được tìm thấy ở thảo nguyên, đồng cỏ, rừng và các khu vực canh tác.

Với sự thích nghi về  môi trường sống như trên, rắn hổ mang có phạm vi phân bố rộng, chúng được phát hiện đầu tiên ở châu Phi đến Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và phần còn lại của Nam Á. Chúng tiếp tục đến Đông Nam Á và Indonesia. Với sự sinh sản lây lan ra nhiều khu vực trên thế giới như vậy khiến cho loài rắn này có khả năng tiếp xúc với hàng tỷ người.

Đây là một loại rắn độc có có răng nanh rỗng cố định vào hàm trên ở phía trước miệng. Chúng có khứu giác và tầm nhìn ban đêm tuyệt vời. Ngoài “chiếc mũ đặc trưng” , rắn hổ mang còn có đồng tử tròn và vảy nhẵn.

Rắn hổ mang có nguy hiểm không?

Rắn hổ mang có nọc độc là chất độc thần kinh, gây cản trở các xung thần kinh và có thể gây tê liệt tim và phổi. Nếu bị rắn cắn, các triệu chứng của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vết cắn. Các triệu chứng phổ biến có thể gặp bao gồm:

– Đau nhói, nóng rát xung quanh vết cắn 

– Đỏ, sưng tấy và tổn thương mô, hoặc phá hủy hoàn toàn ở khu vực vết cắn.

– Đông máu và chảy máu bất thường. Chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết hoặc suy thận.

– Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh hơn và mạch yếu hơn.

– Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, lo lắng, nhức đầu, chóng mặt và mờ mắt.

– Khó thở, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, hoàn toàn tắt thở.

– Tăng sản xuất nước bọt và mồ hôi.

– Yếu cơ và tê ở mặt hoặc chân tay.

– Nọc độc dính vào mắt có thể dẫn đến mù lòa nếu không được rửa sạch

Nếu bạn có phản ứng dị ứng với vết rắn cắn, bạn có thể bị sốc phản vệ. Có một vài triệu chứng bổ sung cho những trường hợp này là khó nói do cổ họng bị thắt chặt, lưỡi sưng tấy, ho liên tục hoặc thở khò khè, trẻ nhỏ có thể trở nên nhợt nhạt,…

Rắn hổ mang cắn bao lâu thì chết?

Như đã nói ở trên, nọc độc của rắn hổ mang chứa chất gây tê liệt thần kinh nên đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng như đau nhức, mờ mắt, chóng mặt,…sẽ xuất hiện, sau đó là các mô thần kinh bị tổn thương đồng thời các tế bào thần kinh cũng bị vô hiệu hóa.

Nọc độc của rắn hổ mang có thể gây chết người sau 30 phút bị cắn
Nọc độc của rắn hổ mang có thể gây chết người sau 30 phút bị cắn

 

Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nọc độc của loại rắn này sẽ có thể gây chết người sau 30 phút bị cắn. Chính vì tốc độ gây thiệt mạng nhanh chóng như vậy, chúng ta cần hiểu biết về những cách sơ cứu kịp thời khi bị rắn hổ mang cắn nói riêng và rắn độc cắn nói chung.

Cách sơ cứu khi bị rắn hổ mang cắn?

Khi bị rắn hổ mang cắn, bạn cần gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời. Trong khi chờ đợi xe cứu thương hoặc cơ sở y tế ở xa nơi bệnh nhân ở thì có thể sơ cứu cho bệnh nhân để làm chậm quá trình nọc độc tấn công vào cơ thể. Từ đó sẽ hỗ trợ và phòng ngừa những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Để thực hiện sơ cứu, bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây:

– Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có rắn hổ mang

– Giúp nạn nhân bình tĩnh, tránh hoảng sợ

– Giữ nạn nhân bất động tại một vị trí, tránh cử động vì sẽ khiến nọc độc lan nhanh hơn khắp cơ thể.

– Cởi bỏ đồng hồ, hoặc đồ trang sức cũng như quần áo bó sát để hạn chế sự cọ xát vào da làm cho vết rắn cắn bị sưng tấy.

– Giữ khu vực vết cắn ở dưới tim để làm chậm quá trình lan truyền nọc độc qua máu.

– Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý.

– Bịt vết cắn bằng băng khô và sạch. Nên sử dụng băng cố định áp lực như dây chun nếu có thể và quấn chặt quanh vết cắn. Sau đó, quấn một miếng băng khác quanh toàn bộ chi để cố định.

Rửa sạch vết rắn cắn với xà phòng và cố định lại bằng băng sạch
Rửa sạch vết rắn cắn với xà phòng và cố định lại bằng băng sạch

Một số lưu ý khi bị rắn hổ mang cắn

Bên cạnh việc sơ cứu nhanh chóng, để bảo vệ tính mạng khi bị rắn hổ mang cắn, bạn cần lưu ý một số điều:

– Nên đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện, dù bệnh nhân chưa xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng cũng không nên chủ quan.

– Không nên tự ý đắp các loại lá thuốc dân gian được truyền tai nhau để tránh gây nhiễm trùng hoặc gây khó khăn cho việc điều trị của bác sĩ.

– Không nên rạch, cắt vào vết cắn để lấy nọc độc ra khỏi cơ thể vì có thể gây nhiễm trùng cho người bệnh.

– Không sử dụng gạc lạnh hoặc chườm lạnh trên vết cắn

– Không cho nạn nhân sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

– Để ngăn chặn sự gia tăng của nọc độc vào cơ thể, người bị rắn hổ mang cắn nên hạn chế uống rượu bia, hay đồ uống có chứa gas hoặc caffeine.

Biện pháp phòng tránh rắn hổ mang cắn

Bị rắn hổ mang cắn là một điều không may mắn vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức về việc điều trị rắn cắn cũng như tuân thủ về những biện pháp phòng ngừa an toàn.

– Luôn cẩn thận nơi bạn đặt tay và chân. Đừng thò tay vào những khoảng trống và lỗ không xác định hoặc bên dưới các đồ vật mà không chắc chắn rằng con rắn không ẩn nấp bên dưới.

– Đừng nằm hoặc ngồi ở những nơi có thể có rắn.

– Mang ủng da cao cổ và mặc quần áo bảo hộ khi đi bộ hoặc làm việc ở những khu vực có cây cối rậm rạp.

– Khi đi vào những nơi nhiều đầm lầy, nhiều cây cối um tùm, bạn nên cầm theo gậy để có thể xua đuổi nếu bị rắn tấn công. Ngoài ra nên mang theo đèn khi đến những nơi này vào buổi đêm.

– Đừng cố bắt, xử lý hoặc giữ rắn độc.

– Nếu bạn bắt gặp một con rắn, hãy từ từ lùi lại và tránh chạm vào nó.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Rắn hổ mang cắn bao lâu thì chết”. Có thể  thấy rắn hổ mang chứa nọc độc vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu như không được cấp cứu kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh cũng như sơ cứu khi bị rắn cắn.